Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp bao gồm các hoạt động cơ bản như áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác, liên kết chuỗi giá trị và thay đổi phương thức quản lý. Cụ thể như sau:
Hiện nay, có nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng trong canh tác nông nghiệp. Tiêu biểu là IoT và cảm biến trên cánh đồng, học máy và phân tích, máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng.
IoT và cảm biến trên cánh đồng
Khi áp dụng công nghệ này, hệ thống máy móc xung quanh cánh đồng sẽ được gắn cảm biến và kết nối internet. Vị trí lắp đặt cảm biến được tính toán cẩn thận sao cho có thể bao quát toàn bộ cánh đồng. Hệ thống thiết bị sẽ tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây theo sự điều khiển của người trồng.
Đồng thời, cảm biến được tích hợp với công nghệ nhận diện hình ảnh giúp người trồng có thể theo dõi, quan sát tình trạng cây từ xa. Các thông tin về cây được cảm biến thu thập, cập nhật liên tục theo thời gian thực để gửi cho người trồng. Nhờ đó, người trồng có thể nắm bắt được tình trạng của cây và thực hiện các thay đổi phù hợp.
Học máy và phân tích
Bên cạnh IoT và cảm biến trên cánh đồng, người nông dân còn có thể ứng dụng công nghệ học máy và phân tích trong nông nghiệp.Học máy và phân tích được đánh giá là một trong những công nghệ chuyển đổi số sáng tạo nhất trong nông nghiệp. Bởi công nghệ này giúp khai thác các dữ liệu hiện có để dự báo cho các xu hướng trong tương lai.
Học máy có thể dựa trên thực tế sản xuất và khí hậu của địa phương để dự báo đặc điểm và các gien tốt nhất. Hơn nữa, thuật toán này còn dự báo được các sản phẩm bán chạy và ế ẩm trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp để canh tác.
Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng
Máy bay không người lái trông giống như một chiếc máy bay thu nhỏ được điều khiển từ xa. Thiết bị này có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong nông nghiệp còn phải liên kết các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị. Trong đó, trung tâm phát triển giải pháp công nghệ phải nằm ở vị trí trung tâm. Các thành phần khác tương tác với nhau, thúc đẩy trung tâm phát triển giải pháp công nghệ phát triển và tận hưởng các lợi ích mà trung tâm đề ra.
Đồng thời, liên kết chuỗi giá sự còn là sự kết nối giữa các đơn vị với nhau, gồm:
Như vậy, giải quyết bài toán chuyển đổi số ở đây chính là giải quyết bài toán về kết nối.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, liên kết chuỗi giá trị mà còn thể hiện ở việc thay đổi phương thức quản trị hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp có thể điều hành hiệu quả, tăng năng suất tại các bộ phận back off và tiết kiệm chi phí.
Để thay đổi phương thức quản trị hoạt động, doanh nghiệp ngành nông nghiệp cần:
Hiện nay, ở Việt Nam, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp được tổ chức theo 3 hình thức là hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam có 9.123 nghìn đơn vị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính đến thời điểm ngày 1/7/2020. Trong đó, có trên 9.108 nghìn hộ; 7.418 hợp tác xã; 7.471 doanh nghiệp. Đây là những đơn vị sẽ tham gia trực tiếp vào chuyển đổi số nông nghiệp ở nước ta.
Đến nay, các giải pháp chuyển đổi số và công nghệ đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.
Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn – nông nghiệp và thủy sản Trung ương, các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp như sử dụng nhà kính, nhà lưới, nhà màng đã được ứng dụng ở nhiều địa phương. Tiêu biểu là các tỉnh thành phố như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng.
Vào ngày 1/7/2016, Việt Nam đã có 5.897,5 ha nhà kính, nhà lưới, nhà màng ở 327 xã. Trong số đó, có 2.854,3 ha (48,4%) trồng hoa; 2.144,6 ha (36,4%) trồng rau; 661,1 ha (11,2%) gieo trồng cây giống; 237,5 ha (4%) nuôi trồng thủy hải sản.
Chuyển đổi số đã giúp kết nối 9 triệu hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại và 100 triệu người tiêu dùng trên cả nước, hàng tỷ người dùng trên thế giới. Nhờ đó, ngành nông nghiệp Việt Nam có thể thay đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả sang mô hình sản xuất mới, có sự liên kết chuỗi giá trị.
Một ví dụ tiêu biểu trong việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp thành công chính là công ty Vinamilk. Công ty này đã ứng dụng công nghệ IoT vào việc giám sát chăn nuôi. Từ chế độ ăn đến mọi khâu chăm sóc đều được theo dõi cẩn thận theo chuẩn nông nghiệp thông minh. Nhờ đó, khối lượng sữa thu được lên tới 23 lít/con/ngày. Trang trại cũng đã được chứng nhận là trang trại hữu cơ theo chuẩn châu Âu.
Hiện nay, khái niệm về chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? còn khá mới đối với các hộ nông dân do thói quen sản xuất từ thời kỳ văn minh lúa nước. Vì thế, xu thế áp dụng công nghệ cần có sự dẫn đầu từ các doanh nghiệp cũng như chính sách hỗ trợ thích hợp từ Nhà nước.
Doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ vào quản lý đất đai, nâng cao khả năng tiếp cận vốn, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu.
Khó khăn: Doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số còn ít. Chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế nên khó tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến. Các chuyên gia yếu về thực hành. Người nông dân còn e ngại trong việc chuyển đổi số. Tỷ lệ già hóa lao động ngành nông nghiệp diễn ra nhanh. Cả nông dân và doanh nghiệp đều thiếu hiểu biết về kinh doanh thương mại điện tử. Với các bác nông dân, khái niệm về chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì vô cùng mới mẻ.
Giải pháp:
Khó khăn: Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ và phân tán. Việc khai thác đất trong sản xuất nông nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả do trình độ cơ giới hóa còn thấp và chưa sử dụng nhiều công nghệ hỗ trợ. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi triển khai các hợp đồng chuyển nhượng đất cùng lúc với nhiều hộ dân.
Giải pháp:
Khó khăn: Ngành nông nghiệp chưa thu hút được vốn FDI. Cả nông dân và doanh nghiệp đều khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trong nước.
Giải pháp: Để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, chính phủ ban ngành và chính quyền các tỉnh cần:
Khó khăn: Cơ sở dữ liệu khoa học đồng bộ về môi trường, thị trường, công nghệ còn thiếu. Việc tổng hợp dữ liệu cũng gặp nhiều khó khăn.
Giải pháp: Thực hiện chuyển đổi số kinh tế số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu.
Như vậy, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Để chuyển đổi số thành công, ngành nông nghiệp cần phải triển khai các giải pháp trên nhiều phương diện và phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, nông dân…
Hy vọng thông tin trên đã giúp các nhà quản lý hiểu và nắm rõ chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì, cách ngành nông nghiệp chuyển đổi số, xu hướng chuyển của ngành và giải pháp hiệu quả